Sử dụng Quỹ đạo nghiệm số

Ảnh hưởng của vị trí cực lên tần số riêng và hệ số suy giảm của một hệ bậc hai.

Ngoài việc xác định sự ổn định của hệ thống, quỹ đạo nghiệm số có thể được sử dụng để thiết kế hệ số suy giảm (ζ) và tần số riêng (ωn) của một hệ thống phản hồi. Các đường thẳng của hệ số suy giảm không đổi có thể được vẽ xuyên qua gốc tọa độ và các đường thẳng tần số riêng không đổi có thể được vẽ như vòng cung có tâm trùng với gốc tọa độ. Bằng cách chọn một điểm dọc theo quỹ đạo nghiệm số trùng với một hệ số suy giảm và tần số riêng mong muốn, một độ lợi K có thể được tính toán và thực hiện trong bộ điều khiển. Các kỹ thuật ngày càng phức tạp của thiết kế bộ điều khiển sử dụng quỹ đạo nghiệm số xuất hiện trong hầu hết các sách giáo khoa về điều khiển: ví dụ, các bộ điều khiển PI, PD và PID sớm, trễ pha có thể được thiết kế xấp xỉ với kỹ thuật này.

Định nghĩa của hệ số suy giảm và tần số riêng giả định rằng hệ phản hồi toàn phần cũng được xấp xỉ bởi một hệ bậc hai; tức là hệ thống có một cặp cực chi phối. Điều này thường là không thực tế, vì vậy cần phải mô phỏng thiết kế cuối cùng để kiểm tra xem các mục tiêu của dự án có thỏa mãn hay không.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quỹ đạo nghiệm số //www.amazon.com/dp/B000KPT04C http://wikis.controltheorypro.com/index.php?title=... http://www.mathworks.com/help/toolbox/control/ref/... http://reference.wolfram.com/mathematica/ref/RootL... http://www.atp.ruhr-uni-bochum.de/rt1/syscontrol/n... http://www.swarthmore.edu/NatSci/echeeve1/Ref/LPSA... http://www.engin.umich.edu/group/ctm/rlocus/rlocus... http://lccn.loc.gov/67016388 http://ipnpr.jpl.nasa.gov/progress_report/42-73/73... http://web.archive.org/web/20091027092528/http://g...